1. Thế nào là phong cách Indochine?
Nếu bạn từng thắc mắc phong cách Indochine là gì thì trong tiếng Pháp dùng để chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương (hay còn gọi là bán đảo Trung-Ấn) bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia.
Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, cụ thể là hai nền văn hóa lớn của nhân loại: Trung Quốc và Ấn Độ.
Ở Việt Nam, phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc do 1000 năm đô hộ, còn Lào và Campuchia thì chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ. Với phong cách kết hợp đầy sáng tạo đã tạo nên một phong cách Indochine mang tính thẩm mỹ cao, thể hiện được tinh hoa văn hóa 2 khu vực thế giới cùng với bản sắc và bề dày lịch sử.
Bất kỳ ai cũng sẽ bị thu hút bởi nét mộc mạc, dân giã với các trang bị tối giản nhất khi giường, phản,… thay thế cho bàn ghế. Ngoài ra sự kết hợp giữa nét đẹp hiện đại, và phong cách nội thất hiện đại châu Âu cách tân của Pháp được nhiệt đới hóa bởi bản sắc bản địa, phù hợp với khí hậu, …trong phong cách này mang tính thẩm mỹ vô cùng cao.
Cả hai phong cách vừa tương phản đối lập tạo nên sự thu hút nhưng cũng vừa bổ trợ để tôn lên vẻ đẹp của nhau, đây chính là một trong những phong cách nội thất hiện đại sang trọng ấn tượng nhất của Pháp.
Phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất ban đầu được phục vụ cho tầng lớp tư sản, tiểu thị dân nhưng sau này đã được chọn lọc những chi tiết thể hiện bản sắc dân tộc Việt Nam. Đơn giản, tinh tế nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi ở cuộc sống hiện đại nhằm mang đến sự thoải mái, tiện nghi cho người sử dụng.
Ngoài tính thẩm mỹ, thì nội thất phong cách Đông Dương còn khéo léo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người Việt Nam từ cách sử dụng màu sắc, cách sử dụng vật liệu và các dụng cụ trang trí,….
Để hiểu rõ hơn về các đặc điểm của phong cách nội thất Đông Dương cũng như cách sử dụng màu sắc, hình dáng sản phẩm các vật trang trí,..thì tham khảo tiếp ở bên dưới nhé.
2. Những đặc điểm của phong cách Đông Dương (Indochine)
2.1. Màu sắc chủ đạo trong phong cách nội thất Indochine
Sắc màu trung tính được sử dụng cho toàn bộ nội thất của phong cách thiết kế Indochine, bao gồm các màu: vàng nhạt, vàng kem, trắng đã tạo nên cảm giác thoải mái phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.
Ngoài ra, không gian nội thất Đông Dương còn trang bị các vật dụng bằng gỗ, tre, mây,…đậm chất Á Đông và mang đến sự gần gũi, thân thiết cho tất cả mọi người.
Có thể nói, phong cách Đông Dương khá giống với phong cách đồng quê
Bên cạnh đó, cũng có một số không gian sử dụng màu sắc ấm nóng, nhiệt đới ẩm tạo nên ấn tượng mạnh mẽ như màu vàng cam, màu tím, màu đỏ,…
2.2. Chất liệu sử dụng
Chất liệu gỗ
Chất liệu gỗ đem lại sự sang trọng, đẳng cấp nên rất được ưa chuộng và sử dụng trong nhiều phong cách khác nhau
Ngoài ra, với tính chất mềm, bền chắc,…gỗ còn được sử dụng làm vật dụng ở nhiều công trình như hệ thống cửa, lát sàn, trần nhà, hệ khung kết cấu và console của mái, các chi tiết trang trí như phù điêu, tượng tròn,…
Chất liệu tre
Do có khả năng chống mọt, chống mối tốt, hợp với khí hậu cùng với độ bền chắc cao nên tre được sử dụng nhiều trong phong cách thiết kế Đông Dương để làm đồ trang trí, trang thiết bị, những tấm vách ngăn,…nhằm tạo nên những hình ảnh đẹp mắt, mềm mại.
Chất liệu gạch
Trong phong cách nội thất Đông Dương, gạch bông, gạch nung thường được sử dụng để lát sàn đã tạo nên vẻ đẹp sang trọng nhưng không kém phần tinh tế cho không gian.
2.3. Hoa văn họa tiết sử dụng
Họa tiết hoa văn xuất hiện từ thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá. Với cách thể hiện tinh tế và tỉ mỉ đến thời An Nam thì các họa tiết được tổng hợp và cách điệu từ những hình ảnh khác như hình chữ nhật, hình kỷ hà, hình tĩnh vật, hình hoa lá,…mang đậm bản sắc Việt Nam và thể hiện tính nghệ thuật rất cao.
Ngày nay, các họa tiết hoa văn đã trở thành biểu tượng đặc trưng của phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất và tạo nên những chất rất riêng khi được ứng dụng vào các chi tiết như sàn, tường, trần, vật dụng trang trí, các vách ngăn, thiết bị nội thất,…
Họa tiết Kỷ Hà
Đây là họa tiết mắc lưới lục giác giống vảy trên mai rùa, họa tiết mắc lưới hình thoi, có độ dài ngắn khác nhau, cạnh thẳng hơi cong nhẹ và các họa tiết không đều nhau. Họa tiết mắc lưới tam giác, có hình chữ nhân… được sử dụng trong các đồ vật trang trí tạo nên một vẻ đẹp hài hòa nhưng vô cùng thu hút.
Họa tiết hình chữ nhật
Có thể dễ dàng nhìn thấy sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc trong phong cách Indochine với họa tiết hình chữ nhật được trang trí các Hán tự: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ. Các đường nét liền hà, đơn giản, đan xen chồng lớp và nằm gọn trong một ô hoặc cũng có thể nằm tự do tùy theo thiết kế.
Họa tiết tĩnh vật
Bao gồm trái châu và bát bửu. Trong đó, trái châu gồm họa tiết trái châu và hai con rồng cách điệu ở hai đầu góc mái, bạn có thể thấy họa tiết này trên nóc chùa. Còn bộ bát bửu thường thấy gồm có quả bầu, quạt, gươm, quyển sách, đàn, bút, phất trần, cây sao,…
Họa tiết hoa lá, dây lá, quả
Họa tiết này bao gồm: Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Sen, đây cũng là biểu tượng Tứ Qúy của 4 mùa.
Họa tiết hình thú
Họa tiết này sẽ dùng những con vật mang lại sự may mắn theo quan niệm của người Việt, thông thường những họa tiết này không đứng một mình mà kết hợp với các họa tiết kỷ hà, hình chữ, hồi văn. Trong đó, họa tiết Tứ linh: Long-Lân-Quy-Phụng được sử dụng nhiều nhất, ngoài ra còn có cọp, sư tử, dơi, cá,…
2.4. Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam
Bao gồm các biểu tượng như:
Tượng phật: biểu tượng tôn giáo, biểu tượng cho sự thanh cao, bình yên
Con giống, con rối: đây là những biểu tượng dân gian
Tứ linh: mô phỏng Long, Lân, Quy, Phụng những con vật mang lại nhiều may mắn
Hoa sen: có từ thời lý, biểu tượng của sự trong sạch, thanh tịnh của Phật giáo
Hoa cúc: bình dị, thanh cao, kín đáo và lâu bền
Bồ đề: cây bồ đề biểu trưng cho sự đại giác của đức phật
2.5. Đồ nội thất
Trong thiết kế nội thất Đông Dương có các trang thiết bị như sập gụ, phản, bình phong là vật tượng trưng cho sự tác động của sắc thái và văn hóa bản địa lên phong cách sống của người Pháp.
Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy
Opmerkingen